Giới thiệu một số cách trồng bưởi Diễn thời kỳ trước và sau thu hoạch giúp quả ngon mẫu mã đẹp đến khi thu hoạch cũng như chuẩn bị mọi yếu tố tự nhiên tốt nhất cho mùa vụ năm sau
Ngoài phòng trừ sâu bệnh,bổ sung các loại dinh dưỡng hữu cơ duy trì tính ổn định bền vững để quả không bị rụng ta cần áp dụng 1 số kỹ thuật sau đây để cải thiện chất lượng quả khi thu hoạch như :
1. Phun phèn chua tháng 10 phòng muội
2. Sử dụng túi bao bưởi(hay túi bọc bưởi) để hạn chế tình trạng rám nắng,nấm hay côn trùng hại.
3. Áp dụng các kỹ thuật làm tăng độ ngọt của trái như:
+ Khoanh vỏ trước thu hoạch nửa tháng cho những cây bưởi có nhiều quả,lực cây khỏe mạnh(sẽ được đề cập trong bài tiếp)
+ Kết hợp sử dụng phân vô cơ Kali thường là Kali đỏ trong giai đoạn tháng 9 và 10 âm lịch trước lúc quả bắt đầu đạt kích cỡ tối đa.
+ Bón phân hữu cơ bằng cách ngâm tấm đậu giúp bưởi Diễn ngon hơn. vị ngọt đậm đà tự nhiên mà không có cảm giác bị ngọt chát như phân vô cơ bón - đây là kỹ thuật giúp trái bưởi Diễn chính gốc có vị ngọt độc đáo và vượt trội đã được áp dụng từ lâu.
Cách làm
Mua hạt đậu tương đã tách hạt phơi khô, xong xay nhỏ rồi ngâm với nước trong 3 tháng. Sau đó bỏ ra trộn(tràm)với tro bếp+phân lân rồi ủ trong nửa tháng là mang ra
Cách bón
Áp dụng vào thời gian sau thu hoạch tức hết tháng 2 đầu tháng 3,chia làm 2 đợt chính cách nhau 2 - 3 tuần, kết hợp bón vào thời điểm hanh thu đất khô(ít hơn so với 2 đợt chính) . Khi bón bà con xới đất mỏng vòng quanh gốc khoảng 50 - 70 cm sau đó tưới phân,rồi gạt đất xới trước đó lên bề mặt.
+ Cắt tỉa cành sâu bệnh,tạo tán tăng khả năng quang hợp
+ Bón phân chuồng kết hợp với phân vô cơ nếu cây quá yếu
+ Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hợp lý
- Giúp lá ở toàn bộ cây hấp thu được ánh sáng mặt trời tăng khả năng quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và phát triển trồi non.
- Loại bỏ những cành khô,cành xấu loại bỏ các nguy cơ gây bệnh
- Tăng khả năng hình thành tán cây 1 cách tối ưu nhất
- Giúp bưởi Diễn có thể tập trung dinh dưỡng,tăng khả năng đậu quả và hạn chế việc rụng trái
Cách làm
- Dụng cụ cần thiết là kéo cắt chuyên dụng,cưa sắc
- Quan sát tổng thể tìm đến những cành khô,cành nấm bệnh,cành phụ không quan trọng sử dụng kéo cắt cho những cành nhỏ,vào cưa cho những cành lớn hơn.
Lưu ý
- Cần làm dứt khoát gọn gàng,tránh để bị trầy xước ra khu vực khác gây thối cành khi gặp nước mưa cũng như làm tăng khả năng bị bệnh.
- Nên cắt tỉa vào những ngày mát mẻ,thời gian là vào 8-9h sáng khi sương đã tan hoàn toàn
- Những cành lớn phải dùng cưa thì nên phun thêm hóa chất ngừa bệnh.
- Việc tỉa cành tạo tán phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật là làm sao ánh sáng mặt trời có thể chiếu đến những cành thấp nhất.
- Phục hồi sức sống của cây bổ sung rễ mới và trồi mới sau mùa thu hoạch
- Chuẩn bị nguồn dinh dưỡng mới để nuôi hoa ngay sau đó(xem thêm kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn khi ra hoa)
- Tăng độ màu mỡ,giảm độ chua cho đất
Cách làm
- Xới đất chừng 5cm cách gốc 50cm ,sau đó dùng 20kg cho 1 gốc hỗn hợp phân chuồng ủ mục(có thể thay thế bằng phân công nghiệp) vôi bột và lân tỉ lệ 2 - 0.5 - 1 .Có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ,giảm độ chua và làm cần bằng hàm lượng chất dinh dưỡng bón ngay rau khi thu hoạch xong.
- Để bổ sung thêm hàm lượng Ca,P,S...ta tiếp tục sử dụng NPK ,DAP kèm Urê tỷ lệ 4:3:3 hầu hết cách sử dụng những loại này đều được in trên bao bì sử dụng hoặc bạn có thể hỏi các đơn vị phân phối chi tiết cách sử dụng
Lưu ý
- Thời điểm chúng ta bón là giai đoạn xuân nên việc độ ẩm không cần quá lo lắng trong trường hợp lâu ngày không có mưa thì bạn lên bón thêm nước.
- Nên bón vào buổi chiều tối tầm 4 -5h là hợp lý nhất.
- Thời điểm này cây thường mắc chứng vàng lá biểu hiện là phiến và gân có màu vàng trước là 1 vài lá sau lan ra toàn cây. Trong khi đó rễ có màu nâu,vỏ rễ dễ bị tuột đây là hiện tượng thối rễ trước ở rễ nhỏ sau lan ra các rễ lớn hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Fusarium, F. solani ,Phytophthora, Pythium ta có thể pha loãng CNX-CN với nước theo tỷ lệ 1: 800 và tưới lên gốc 5l nếu cây bị thối rễ. Các trường hợp khác dùng CNX-TT với nước tỷ lệ 1:400 cũng dùng 5l cho 1 gốc
- Ngoài ra các loại sâu hại như rệp ,rầy nâu,bọ phấn trắng trên bưởi Diễn bà con có thể dùng Bassa 50EC ,Trebon 10EC; Suprathion 40EC; DC-Tron Plus 98,8EC... nên phun thuốc vào chiều mát. Việc sử dụng loại nào và liều lượng ra sao bạn nên đến các cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi kỹ càng
Trên đây là một vài kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn thời điểm trước và sau thu hoạch để bà con có thể tăng tuổi thọ ,cải thiện năng suất và tăng độ ngon của trái.Nếu có nhu cầu mua cây giống bưởi Diễn tại quê gốc có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0989341023.
A.Bưởi Diên tạo quả đến trước thu hoạch
Ngoài phòng trừ sâu bệnh,bổ sung các loại dinh dưỡng hữu cơ duy trì tính ổn định bền vững để quả không bị rụng ta cần áp dụng 1 số kỹ thuật sau đây để cải thiện chất lượng quả khi thu hoạch như :
1. Phun phèn chua tháng 10 phòng muội
2. Sử dụng túi bao bưởi(hay túi bọc bưởi) để hạn chế tình trạng rám nắng,nấm hay côn trùng hại.
3. Áp dụng các kỹ thuật làm tăng độ ngọt của trái như:
+ Khoanh vỏ trước thu hoạch nửa tháng cho những cây bưởi có nhiều quả,lực cây khỏe mạnh(sẽ được đề cập trong bài tiếp)
+ Kết hợp sử dụng phân vô cơ Kali thường là Kali đỏ trong giai đoạn tháng 9 và 10 âm lịch trước lúc quả bắt đầu đạt kích cỡ tối đa.
+ Bón phân hữu cơ bằng cách ngâm tấm đậu giúp bưởi Diễn ngon hơn. vị ngọt đậm đà tự nhiên mà không có cảm giác bị ngọt chát như phân vô cơ bón - đây là kỹ thuật giúp trái bưởi Diễn chính gốc có vị ngọt độc đáo và vượt trội đã được áp dụng từ lâu.
Cách làm
Mua hạt đậu tương đã tách hạt phơi khô, xong xay nhỏ rồi ngâm với nước trong 3 tháng. Sau đó bỏ ra trộn(tràm)với tro bếp+phân lân rồi ủ trong nửa tháng là mang ra
Cách bón
Áp dụng vào thời gian sau thu hoạch tức hết tháng 2 đầu tháng 3,chia làm 2 đợt chính cách nhau 2 - 3 tuần, kết hợp bón vào thời điểm hanh thu đất khô(ít hơn so với 2 đợt chính) . Khi bón bà con xới đất mỏng vòng quanh gốc khoảng 50 - 70 cm sau đó tưới phân,rồi gạt đất xới trước đó lên bề mặt.
B.Chăm sóc bưởi giai đoạn sau thu hoạch
Yêu cầu kỹ thuật của giai đoạn này là kích thích cây bưởi Diễn ra rễ và trồi mới,cải thiện phục hồi sức sống của cây bằng cách:+ Cắt tỉa cành sâu bệnh,tạo tán tăng khả năng quang hợp
+ Bón phân chuồng kết hợp với phân vô cơ nếu cây quá yếu
+ Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hợp lý
1. Cắt tỉa cành
Tác dụng- Giúp lá ở toàn bộ cây hấp thu được ánh sáng mặt trời tăng khả năng quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và phát triển trồi non.
- Loại bỏ những cành khô,cành xấu loại bỏ các nguy cơ gây bệnh
- Tăng khả năng hình thành tán cây 1 cách tối ưu nhất
- Giúp bưởi Diễn có thể tập trung dinh dưỡng,tăng khả năng đậu quả và hạn chế việc rụng trái
Cách làm
- Dụng cụ cần thiết là kéo cắt chuyên dụng,cưa sắc
- Quan sát tổng thể tìm đến những cành khô,cành nấm bệnh,cành phụ không quan trọng sử dụng kéo cắt cho những cành nhỏ,vào cưa cho những cành lớn hơn.
Lưu ý
- Cần làm dứt khoát gọn gàng,tránh để bị trầy xước ra khu vực khác gây thối cành khi gặp nước mưa cũng như làm tăng khả năng bị bệnh.
- Nên cắt tỉa vào những ngày mát mẻ,thời gian là vào 8-9h sáng khi sương đã tan hoàn toàn
- Những cành lớn phải dùng cưa thì nên phun thêm hóa chất ngừa bệnh.
- Việc tỉa cành tạo tán phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật là làm sao ánh sáng mặt trời có thể chiếu đến những cành thấp nhất.
2.Bổ sung dinh dưỡng cho cây bưởi Diễn sau thu hoạch
Tác dụng- Phục hồi sức sống của cây bổ sung rễ mới và trồi mới sau mùa thu hoạch
- Chuẩn bị nguồn dinh dưỡng mới để nuôi hoa ngay sau đó(xem thêm kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn khi ra hoa)
- Tăng độ màu mỡ,giảm độ chua cho đất
Cách làm
- Xới đất chừng 5cm cách gốc 50cm ,sau đó dùng 20kg cho 1 gốc hỗn hợp phân chuồng ủ mục(có thể thay thế bằng phân công nghiệp) vôi bột và lân tỉ lệ 2 - 0.5 - 1 .Có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ,giảm độ chua và làm cần bằng hàm lượng chất dinh dưỡng bón ngay rau khi thu hoạch xong.
- Để bổ sung thêm hàm lượng Ca,P,S...ta tiếp tục sử dụng NPK ,DAP kèm Urê tỷ lệ 4:3:3 hầu hết cách sử dụng những loại này đều được in trên bao bì sử dụng hoặc bạn có thể hỏi các đơn vị phân phối chi tiết cách sử dụng
Lưu ý
- Thời điểm chúng ta bón là giai đoạn xuân nên việc độ ẩm không cần quá lo lắng trong trường hợp lâu ngày không có mưa thì bạn lên bón thêm nước.
- Nên bón vào buổi chiều tối tầm 4 -5h là hợp lý nhất.
Phòng trừ sâu bệnh
- Phát quang bụi rậm làm sạch cỏ kết hợp quét vôi bột quanh gốc- Thời điểm này cây thường mắc chứng vàng lá biểu hiện là phiến và gân có màu vàng trước là 1 vài lá sau lan ra toàn cây. Trong khi đó rễ có màu nâu,vỏ rễ dễ bị tuột đây là hiện tượng thối rễ trước ở rễ nhỏ sau lan ra các rễ lớn hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Fusarium, F. solani ,Phytophthora, Pythium ta có thể pha loãng CNX-CN với nước theo tỷ lệ 1: 800 và tưới lên gốc 5l nếu cây bị thối rễ. Các trường hợp khác dùng CNX-TT với nước tỷ lệ 1:400 cũng dùng 5l cho 1 gốc
- Ngoài ra các loại sâu hại như rệp ,rầy nâu,bọ phấn trắng trên bưởi Diễn bà con có thể dùng Bassa 50EC ,Trebon 10EC; Suprathion 40EC; DC-Tron Plus 98,8EC... nên phun thuốc vào chiều mát. Việc sử dụng loại nào và liều lượng ra sao bạn nên đến các cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi kỹ càng
Trên đây là một vài kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn thời điểm trước và sau thu hoạch để bà con có thể tăng tuổi thọ ,cải thiện năng suất và tăng độ ngon của trái.Nếu có nhu cầu mua cây giống bưởi Diễn tại quê gốc có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0989341023.
Thân ái và chúc thành công!
Không có nhận xét nào:
Nhận xét bạn đã đăng thành công