Kỹ thuật trồng bưởi Diễn

[Kỹ thuật trồng bưởi Diễn][bleft]

Giá bưởi Diễn

[Giá bưởi Diễn][twocolumns]

100 người 99 người chọn giống cây loại chiết cành

Như bà con đã biết hiện này bưởi Diễn được nhân giống ở khắp nhiều nơi,nhưng cũng không ít người phải lao đao vì chất lượng quả không đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân rất có thể là họ đã không sử dụng giống chiết cành mà thay thế loại giống khác có chi phí rẻ hơn.

Sở dĩ nhiều người chọn nhân giống theo phương pháp chiết cành là bởi

  • Đây là phương pháp dễ thực hiện,có thể dễ dàng tạo ra cây con trong 1 khoảng thời gian ngắn
  • Kế thừa và giữ lại được các điểm mạnh của gốc ghép.
  • Tiết kiệm chi phí,hạn chế được tình trạng cây con bệnh,yếu
  • Sau khi thực hiện thành công,cây giống có sức sinh trưởng rất mạnh mẽ mau chóng cho thu hoạch 
  •  

Mặc dù vậy nó cũng có những nhược điểm nhất dịnh

  • Tỷ lệ mắt ghép thành công phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và kỹ thuật tiến hành
  • Đặc tính di truyền của mắt ghép thấp,quả bưởi cho thu hoạch thường không ngon và tôm bưởi khá là khô
  • Thời gian cho thu hoạch ngắn,cây nhanh thoái hóa buộc chúng ta phải có phương án thay thế trước đó.

Hãy cùng tìm hiểu các bước ghép mắt cây bưởi nhé

- Thời gian ghép: cũng giống như chiết cành bưởi,ghép mắt tốt nhất khi trời vào xuân hoặc thu khí hậu mát mẻ,độ ẩm vừa đủ. Nên bắt đầu vào lúc trời sáng hoặc chiều mát tránh ngày mưa và nắng gắt.

- Chọn gốc ghép: tìm cây thuộc họ cam quýt tốt nhất nên chọn cây bòng(Thì Đà),bưởi chua,bưởi đào bởi những loại này có sức chống chịu với môi trường rất tốt. Các bạn cũng lưu ý là chọn cây đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất không quá già cỗi cũng không quá non thường từ 3 - 5 năm tuổi là đẹp nhất.

- Chọn mắt ghép: Không chỉ riêng cây bưởi,hầu hết các loại cây ăn quả việc lựa chọn mắt ghép đúng quyết định rất lớn đến tốc độ khả năng phát triển của cây sau này. Bà con nên chọn cành bánh tẻ tức (không quá non không quá già), có nhiều mắt dạng mầm lá chưa nhú (hay còn gọi là mầm ngủ),vị trí cắt độ rộng chừng 0.5cm là vừa.

- Cách ghép mắt bưởi Diễn:
Bước 1(Rạch mắt trên gốc ghép): Ưu tiên những cành ngoài tán thuộc nhánh chính của cây,đầu tiên ta cắt ngang 1 đường dài 1cm,thêm 1 dường dọc vuông với đường ngang vừa tạo ra tạo thành hình chữ T (độ rộng 2 đường chừng 0.5cm),lấy hết phần vỏ ngoài đi.

Bước 2(Lấy mắt ghép): dùng dao sắc cắt vòng quanh mắt bưởi Diễn chiều dài 2cm

Bước 3(Đưa mắt ghép vào gốc ghép): Dùng tay nhẹ nhàng mở rộng miệng vết rạch trên gốc ghép,rồi đưa mắt ghép vào

Bước 4(Kết thúc): Buộc chặt 2 đầu mắt bằng dây mềm.

Thông thường nếu ghép thành công thì sau 1 tuần mắt vẫn xanh có dấu hiệu ra mầm,lúc này ta có thể cởi bỏ dây buộc

Ngoài cách ghép chữ T thì ta có thể tiến hành các biện pháp ghép khác như cửa sổ(áp dụng cho những gốc già,vỏ dày) hay mắt ghép có gỗ(áp dụng cho những cành nhỏ không thể sử dụng chữ T và cửa sổ). mới thực hiện được. Mở miệng gốc ghép như sau: Dùng dao ghép rạch một đường ngang 1cm cách mặt đất từ 10-20cm. Sau đó từ điểm giữa rạch một đường vuông góc với đường rạch trên dài 2 cm làm thành hình chữ T; dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc vết ghép. +Cắt mắt ghép tay trái cầm cành ngọn quay ra ngoài tay phải cầm dao đặt vào phần chuẩn bị cắt kéo lưỡi dao vào trong lòng mắt ghép dài 2.2cm.Sau đó tách rời lõi gỗ với phần vỏ mắt có kèm theo cuống lá vết cắt ngọt tránh dập nát +. Tay phải cầm cuống lá gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống. Dùng nilông mỏng và bền buộc chặt và kín vết ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt.

1: lấy mắt ghép - 2: tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép - 3: đặt mắt ghép vào gốc ghép- 4: Quần lại bằng dây nilon - 5: kết quả sau khi mắt ghép phát triển tốt Tùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Từ 7-10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn gốc ghép

Chăm sóc cây gốc ghép

2.1.3.1 Giá thể trồng cây gốc ghép

Hỗn hợp giá thể trồng cây gốc ghép bao gồm: Đất phù sa tơi xốp 70%, phân chuồng hoai mục 15%, trấu hun 15%, lân supe 10g/1kg. Hỗn hợp giá thể được đóng vào túi bầu kích thước (12x25cm).

2.1.3.2 Kỹ thuật ra ngôi

- Khi cây được 3-5 lá thật (10-15cm) tiến hành ra ngôi. Trước khi ra ngôi cần tưới đẫm, sau 30phút tưới lại lần 2.

- Khi cấy chuyển vào túi bầu giá thể cần thao tác nhẹ nhàng hạn chế làm đứt rễ

2.1.3.3 Chăm sóc cây con

- Làm giàn che: Cây con thời gian đầu cần được che nắng, mưa lớn. Giàn che làm bằng phên nứa, cót, tấm lưới đen. Trong quá trình sinh trưởng của cây con có thể tháo dần diện tích giàn che.

- Bón phân: Hoà loãng 50g Urê, 50g Kali, 100g lân Supe/10lít nước tưới đều cho cây và định kỳ 1 tháng 1 lần.

- Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại ngay khi cỏ còn non để không làm ảnh hưởng đến hệ rễ và bầu, trước khi ghép 5-7 ngày cần làm sạch cỏ để thuận tiện cho thao tác ghép

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi thường xuyên và phòng trừ kịp thời sâu bệnh , giai đoạn này thường bị câu cấu nhỏ, sâu vẽ bùa, bệnh chết héo cây con.

2.2 Kỹ thuật áp dụng vườn nhân giống bưởi diễn

2.2.1 Tiêu chuẩn cây mẹ lấy mắt ghép

- Cây mẹ dùng để lấy mắt ghép phải được trồng, chăm sóc cách ly với nguồn bệnh

- Mắt ghép được lấy trên cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, năng suất ổn định, phẩm chất quả đặc trưng cho giống.

2.2.2 Tiêu chuẩn chọn mắt ghép

- Chọn cành mắt ghép bánh tẻ ở ngoài tán, tuổi cành 4-6 tháng

- Thời gian cắt cành ghép: Cắt vào ngày nắng ráo, cắt cành vào chiều mát, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt.

- Bảo quản cành ghép: Sau khi cắt cành ghép tốt nhất là ghép ngay, nếu không ghép kịp có thể bọc cành trong vải ẩm để chỗ râm mát, thời gian bảo quản 1-2 ngày.

2.2.3 Thời vụ ghép

- Thời vụ ghép: Trung tuần tháng 6. Ngoài ra có thể ghép vào T8-T9.

- Ghép vào ngày nắng ráo, cần làm giàn che nếu ghép vào thời điểm quá nắng

2.2.4 Kỹ thuật ghép

- Phương pháp: Sử dụng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ

- Các chú ý về kỹ thuật ghép: Độ cao ghép tối thiểu là 20cm tính từ mặt đất (hoặc mặt bầu) để tránh nấm bệnh xâm nhập vào vết ghép. Dùng dây Nilon loại mỏng 0,004mm để mắt khi bật mầm tự xuyên thủng. Nếu dùng dây thường thì sau 20 ngày phải tiến hành cởi bỏ dây ghép và cắt ngọn gốc ghép.

2.2.5 Chăm sóc cây sau ghép

- Tưới nước: Sau ghép cần thường xuyên duy trì đủ độ ẩm cho cây, tuỳ theo điều kiện thời tiết, thường 5-10 ngày tưới 1 lần.

- Bón phân: Bón phân như thời kỳ chưa ghép duy trì định kỳ 1 tháng 1 lần cho đến khi cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

- Tỉa bỏ mầm dại mọc phía dưới mắt ghép. Khi cành ghép cao 30-40cm tiến hành bấm ngọn để các chồi ngang phát triển tạo bộ khung tán.

- Thường xuyên làm sạch cỏ trong vườn ươm

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi thường xuyên và phòng trừ kịp thời sâu bệnh , giai đoạn này thường bị câu cấu nhỏ, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, bệnh loét, bệnh chảy gôm.

2.2.6 Đảo huấn luyện cây trước khi xuất vườn

- Để đảm bảo cho cây giống khi đưa ra ngoài sản xuất không bị chột thì cây giống cần được đảo lên trước khi xuất vườn 15-20ngày và trồng lại tập trung lại vào nơi thuận tiện cho chăm sóc và xuất vườn.

- Cây xuất vườn phải đạt tiêu chuẩn sạch bệnh, sinh trưởng tốt, chiều cao cành ghép từ 35-50cm.


Nguồn tham khảo : banbuoidien.net

Không có nhận xét nào:

Nhận xét bạn đã đăng thành công

Tin tức

[Tin tức][twocolumns]